Giám
sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính
trị - xã hội. Thực hiện Quyết định số 217-QĐ-TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị
ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội”, trong hai năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh
đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện giám sát và phản biện trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Trên
cơ sở Kế hoạch số 119/KH-TU ngày 07/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về
triển khai Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 311/KH-MTTQ-BTT ngày
10/7/2014 về việc triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; đồng thời tổ chức
quán triệt nội dung của Quy chế giám sát và phản biện xã hội, kế hoạch triển
khai của tỉnh cho trên 200 cán bộ làm công tác mặt trận cấp tỉnh, cấp huyện và
một số phường, xã, thị trấn. Từ chủ
động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, nên trong hai năm qua,
hoạt
động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp đã đạt được những kết quả tích
cực.
Đối với
hoạt động giám sát: năm 2014, MTTQ
tỉnh đã tổ chức 2 đoàn giám sát về công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh tại các huyện Anh Sơn, Diễn Châu và Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh;
năm 2015, tiếp tục tổ chức 2 đoàn giám sát việc thực hiện các kết luận, quyết định của UBND tỉnh về
xử lý ô nhiễm môi trường, tại một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh ở
các huyện Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương, thị xã Cửa Lò và thị xã
Thái Hòa; thành lập 2 đoàn giám sát công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; công
tác hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.
MTTQ
đã phối hợp với ngành Sở Lao động
Thương binh và xã hội và các tổ chức đoàn thể tiến hành “Tổng rà soát việc thực
hiện chính sách ưu đãi đối với Người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 -
2015)”. Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Luật gia và Đoàn
luật sư ký kết “Chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở”; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh triển
khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 83/KH-BTTUBTWMTTQVN-VKSNDTC ngày 17/9/2014 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về “Kiểm tra, giám sát việc chấp
hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự” trên địa bàn tỉnh. Tham gia giám sát cùng Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc thực hiện
chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012; giám sát việc
thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường
quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014; giám sát việc thực hiện pháp luật về tạm giữ,
tạm giam trên địa bàn tỉnh. Tham gia với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát kết quả thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn tỉnh; giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh và kết luận chất vấn tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh;
giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 125/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số
chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An...
tham gia với các Ban của HĐND tỉnh giám sát công tác xây dựng trường chuẩn quốc
gia trên địa bàn tỉnh; giám sát công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh;
giám sát công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức, người lao động tại một
số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; giám sát công tác quản lý nhà nước các di
tích lịch sử - văn hóa - danh thắng; giám sát việc thực hiện Nghị quyết
52/2012/NQ-HĐND quy định một số chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa
bàn tỉnh; giám sát việc thực hiện công tác dạy nghề và giải quyết việc làm;
giám sát tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn
tỉnh...
Ở cấp
huyện, MTTQ cũng đã triển khai nghiêm túc Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính
trị, tổ chức thực hiện các Chương trình giám sát theo kế hoạch đã được phê duyệt,
chủ động lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương. Trong hai năm, MTTQ cấp huyện trong toàn tỉnh đã tổ chức được 52 đoàn để
giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và các nghị quyết của HĐND, quyết
định của UBND các cấp trên địa bàn. Ban Thường trực MTTQ còn tích cực tham gia
giám sát cùng Thường trực HĐND và các Ban của HĐND cùng cấp. Sau mỗi chương
trình giám sát, Ủy ban MTTQ đều có các ý kiến đóng góp thiết thực, mang tính
xây dựng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giám sát.
Bên cạnh
đó, Ủy ban MTTQ các cấp còn giám sát các báo cáo của HĐND, UBND và các ngành thông
qua việc tham gia kỳ họp của HĐND, UBND. Tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử
tri, qua đó đã tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân phản ánh cho Quốc
hội, HĐND, UBND và các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Tích cực tham gia kiểm tra, giám sát việc thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất
lượng hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn và Ban giám
sát đầu tư của cộng đồng. Qua đó, đã giám sát, kiến nghị với chính quyền xử lý
nhiều vi phạm, góp phần không nhỏ trong việc làm hạn chế những tiêu cực trên
các lĩnh vực như đất đai, giao thông, thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng, chế độ
chính sách ở địa bàn cơ sở.
Đối với
công tác phản biện xã hội: Đây là nội dung mới, cần phải vừa làm vừa rút kinh
nghiệm. Vì vậy năm 2015, trên cơ sở đề nghị của UBND và các ngành, Ban Thường
trực ỦY ban MTTQ tỉnh đã lựa chọn 3 nội dung trọng tâm của tỉnh, đó là dự thảo
Đề án về quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030; dự thảo Đề án về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
tỉnh; dự thảo Đề án về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng
và rừng phòng hộ để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An để thực
hiện phản biện. Ban Thường trực còn
tổ chức hội nghị góp ý, phản biện đối với
dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); góp ý phản biện đối với dự thảo báo cáo chính
trị Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Tỉnh
Đảng bộ và báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc của Đảng. Ngoài ra, còn tham gia góp ý vào các dự thảo
luật do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức, như Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi); Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Luật tổ chức
Chính phủ (sửa đổi); Luật tổ chức chính quyền địa phương... và góp ý nhiều dự
thảo văn bản do UBND tỉnh lấy ý kiến...
Các
ý kiến góp ý, phản biện của MTTQ đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá
cao.
Ở cấp
huyện, MTTQ cũng đã ban hành văn bản đề nghị với cấp ủy, chính quyền thông báo
cho MTTQ các nội dung cần phản biện. Một số địa phương, cấp ủy, chính quyền đã
gửi nội dung yêu cầu phản biện xã hội đến Mặt trận, trên cơ sở đó Ban thường trực
đã xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị phản biện. Đồng thời, các địa phương cũng đã tổ chức tốt
hội nghị góp ý phản biện đối với dự thảo
báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ các cấp và báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc
của Đảng; hội nghị góp ý Bộ luật
Dân sự (sửa đổi). Tham gia góp ý phản biện đối với một số dự thảo nghị quyết, kế
hoạch của chính quyền địa phương. Các ý kiến góp ý, phản biện của Mặt trận
đã góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng các quyết sách trước khi ban
hành, tạo sự đồng thuận xã hội về nhận thức và thống nhất về hành động của các
tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh
những kết quả đạt được, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp
trong tỉnh vẫn còn những tồn tại, còn lúng túng trong công tác triển khai, tổ
chức thực hiện nhất là đối với công tác phản biện xã hội; tổ chức bộ máy và
nhân sự của MTTQ chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Công tác phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận còn hạn chế,
chưa phát huy được một cách hiệu quả nhất sức mạnh của các tổ chức thành viên
trong công tác giám sát và phản biện xã hội; một bộ phận cán bộ làm công tác
giám sát, phản biện xã hội vẫn còn có tâm lý ngại va chạm, chưa dám nêu chính
kiến của mình...
Để tiếp
tục thực hiện tốt hoạt động này trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền,
MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cần tiếp tục quán triệt sâu sắc
những nội dung cơ bản của Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Bộ Chính trị cho
cán bộ, đảng viên và Nhân dân; có các cơ chế tạo điều kiện, phương tiện, con
người để Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của mình.
MTTQ
và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục chủ động xây dựng chương
trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội hàng năm; chú trọng các dự luật có
liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức
bộ máy nhà nước, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam. Phối hợp với các cơ
quan, tổ chức tuyên truyền về hoạt động giám sát và phản biện xã hội tới các tầng
lớp nhân dân; sơ kết và đề xuất các nột dung cần cụ thể hóa trong quá trình
giám sát và phản biện nhằm nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ Việt Nam trong thời gian tới. Thực hiện công tác tiếp công dân và xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát tốt việc giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền. Tiếp tục tham gia thực hiện tốt
Quy chế dân chủ ở cơ sở; củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các
ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Tham gia với Đoàn ĐBQH, HĐND giám sát việc thực hiện pháp luật, nghị quyết của
HĐND, quyết định của UBND; phối hợp tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri, tổng
hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; thường xuyên giám sát việc thực
hiện kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Phối hợp với một số sở, ngành, tổ chức
thành viên thực hiện tốt các chương trình giám sát đã ký kết.
Nguyễn Đức Thành
(Ủy viên Thường trực,
Trưởng ban DCPL tỉnh Nghệ An)
|