Đến thời điểm này, địa bàn huyện Nghi Lộc đã
thành lập 1 đơn vị bầu cử cấp tỉnh, được bầu 5 đại biểu; 13 đơn vị bầu cử cấp
huyện, được bầu 41 đại biểu; 212 đơn vị bầu cử, 212 ban bầu cử, 214 tổ bầu cử (đồng
thời là khu vực bỏ phiếu), được bầu 794 đại biểu HĐND cấp xã. Căn cứ số lượng
đại biểu được bầu, Ủy ban MTTQ từ huyện đến cơ sở đã bám sát định hướng của cấp
ủy, phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, Ủy ban bầu cử cùng cấp tổ chức các lần
hiệp thương đúng quy trình, đảm bảo chất lượng và thời gian ấn định. Sau hội
nghị hiệp thương lần thứ hai, cấp huyện đã lập danh sách sơ bộ gồm 76 vị, 1.486
vị ứng cử viên đại biểu HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2016 - 2021; trong đó cơ cấu kết
hợp, nhất là tỷ lệ Nữ, người ngoài Đảng, Trẻ dưới 35 tuổi cơ bản nhiều địa
phương đều vượt so với quy định. Điều dễ nhận thấy là những người được giới
thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp lần này được “sàng lọc” hết sức kỹ lưỡng, có
năng lực, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của điều 7 - Luật tổ chức
chính quyền địa phương; thật sự xứng đáng, gương mẫu trong công tác và sinh
hoạt ở nơi cư trú nên so với nhiệm kỳ trước, những vụ việc cần phải xác định,
đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến ứng cử viên giảm hẳn; toàn huyện chỉ có
2 người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã (Nghi Thiết, Nghi Diên). Để có được kết
quả trên, phải khẳng định vai trò tham mưu hết sức tích cực, chủ động của Ủy
ban bầu cử, các tiểu ban, tổ giúp việc và sự lãnh đạo sâu sát của cấp ủy, phối
hợp chặt chẽ của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức
chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở. Công tác hướng dẫn được quan tâm đúng mức
nên việc triển khai nhiệm vụ trong từng thời điểm thực hiện rất thuận lợi, nhất
là quy trình, thời gian thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử (Ủy ban bầu cử,
Ban bầu cử, Tổ bầu cử), thời hạn công bố đơn vị bầu cử; việc giới thiệu người
ứng cử; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư
trú; xác minh các vấn đề liên quan đến ứng cử viên; các phương án đảm bảo an
ninh trật tự; tuyên truyền, giải quyết khiếu nại tố cáo; nắm bắt tình hình và
diễn biến tư tưởng của quần chúng nhân dân; chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất,
công tác hậu cần phục vụ bầu cử. Việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử được
tiến hành thường xuyên, giúp cho cơ cở kịp thời bố cứu, rút kinh nghiệm, khắc
phục những sai sót có thể xảy ra.
Từ thực tiễn công tác bầu cử trên địa bàn huyện còn có
những vấn đề cần phải quan tâm, đó là: việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu
cử, nhất là Ủy ban bầu cử tại một số địa phương thành phần chủ yếu là cán bộ
công chức nhà nước cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội quá ít; có nơi chưa
nghiên cứu kỹ luật và các văn bản hướng dẫn nên Quyết định căn cứ chưa đúng,
còn nhầm lẫn. Việc hướng dẫn cho ứng cử viên làm hồ sơ, địa điểm nạp hồ sơ có
đơn vị thiếu chủ động, thông tin mẫu biểu chưa đầy đủ, kích cở ảnh, phông sai quy
định. Quá trình chuẩn bị các lần hiệp thương, một số đơn vị chưa mạnh dạn giới
thiệu “rộng” thành phần; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thiếu
nhịp nhàng nên có tổ chức vẫn giới thiệu trùng tên, ứng cử viên không làm hồ
sơ. Mới chỉ sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, có 5 xã số ứng cử viên chỉ “vừa
đủ” để đưa vào danh sách bầu cử chính thức, nguy cơ xảy ra tình huống sau hiệp
thương lần thứ ba không đủ “số dư” cần thiết để bầu tại đơn vị bầu cử, làm ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND xã của địa phương.
Công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu, biên bản ghi chép thiếu khoa học; một số địa
phương cơ cấu kết hợp rất khó đạt, nhất là tỷ lệ nữ (theo quy định phải đảm bảo
ít nhất 35%), tỷ lệ người ngoài Đảng theo quy định ít nhất10%, nhưng có đơn vị
lên đến 40 - 50%. Mặc dù, đã thành lập các tiểu ban, xây dựng kế hoạch nhưng
công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử một số địa phương làm chưa mạnh;
nhận thức về Luật bầu cử, các công việc đã tiến hành của quần chúng nhân dân
chưa đầy đủ. Kinh phí bầu cử chậm, ít so với công việc thực tế. Trong thời gian
bầu cử, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể phải triển khai nhiều nhiệm
vụ quan trọng khác làm chi phối kết quả bầu cử.
Để bầu cử thật sự trở thành ngày hội lớn của toàn dân, là
đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trong các tầng lớp nhân dân, thời gian hơn 1
tháng còn lại của cuộc bầu cử, còn nhiều công việc quan trọng đỏi hỏi sự tích
cực, chủ động của các cấp các ngành, đó là: tập trung lãnh đạo, tổ chức tốt hội
nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu
chuẩn ứng cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đảm bảo cơ cấu hướng
dẫn, cơ cấu kết hợp và số dư ở mỗi đơn vị bầu cử theo quy định; tiến hành tập
huấn nghiệp vụ cho các Ban bầu cử, Tổ bầu cử; hướng dẫn cở sở niêm yết danh
sách cử tri, lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng
đơn vị bầu cử; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử. Tổ chức
gặp gỡ, tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử; chuẩn bị phòng bỏ phiếu, phát thẻ
cử tri, các điều kiện cần thiết để ngày bầu cử (22/5) diễn ra thật sự an toàn, tiết
kiệm và hiệu quả. Yêu cầu đặt ra là các công việc phải có sự vào cuộc đồng bộ
của cả hệ thống chính trị; việc chuẩn bị nội dung phải hết sức khẩn trương, chu
đáo, có giao nhiệm vụ cụ thể, kiểm tra, đôn đốc chặt chẽ; đảm bảo lịch trình
các bước và tuân thủ đúng quy định của Luật bầu cử. Chủ động nắm bắt, dự báo,
lên phương án giải quyết những tình huống có thể phát sinh ở cơ sở; tăng cường kiểm
tra, giám sát, kiên quyết tránh tư tưởng chủ quan, hình thức. Xây dựng các cụm
pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, đưa tin, viết bài trên các phương tiện
thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ, đầy đủ về ý nghĩa quan trọng của cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
ĐẬU KHẮC THÂN
Phó
Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện
|