Thực
tiễn đã chứng minh, công việc nào dù khó khăn, trắc trở nhưng khi quyền dân chủ
được phát huy và người dân được tôn trọng thì dễ đi đến thành công.
Vài năm trước, Xuân Lâm (huyện
Nam Đàn) là địa phương trì trệ, cán bộ mất dân chủ, sai phạm khiến người dân mất
niềm tin và có nhiều bức xúc với cấp ủy, chính quyền, dẫn đến đơn thư khiếu kiện.
Đây cũng là địa phương bị rớt lại cuối cùng trong quá trình xây dựng nông thôn
mới ở Nam Đàn. Và khi những cán bộ sai phạm được xử lý, đồng thời sắp xếp lại đội
ngũ, tăng cường cán bộ huyện về làm Bí thư Đảng ủy xã, nhiều người dân vẫn nghi
ngại: “Xuân Lâm khi mô cho về đích NTM được”.
Thế nhưng hôm nay, cũng những
người dân ấy, nhưng với những tâm sự đầy niềm tin tưởng, phấn khởi về cấp ủy, chính quyền,
về cán bộ, đảng viên, về các phong trào ở địa phương đang triển khai. Ông Trần
Minh Huệ (xóm 12), chia sẻ: Khác với trước đây, thái độ làm việc của cán bộ,
công chức xã bệ rạc, lơ là thì bây giờ đã đi vào quy cũ, nghiêm túc, thái độ tiếp
xúc với nhân dân hòa nhã. Cũng theo ông Huệ, có bước chuyển đó phải kể đến vai
trò người đứng đầu cấp ủy được luân chuyển về địa phương – Bí thư Nguyễn Duy Thảo
luôn trăn trở, nghĩ suy làm việc gì cũng trên tinh thần lợi ích của người dân,
tôn trọng ý kiến nhân dân, công khai, minh bạch; gắn với đó là cung cách, thái
độ gần gũi, gắn bó với nhân dân. Ở địa phương, gia đình nào khó khăn hay có vướng
mắc đều được Bí thư Đảng ủy xã đế thăm hỏi, động viên, tháo gỡ. Từ cung cách đó
của người đứng đầu đã tạo chuyển biến chung cho cả hệ thống cán bộ, đảng viên ở
địa phương về ý thức tôn trọng nhân dân. . 
Thời gian ở Xuân Lâm, chúng
tôi cũng được gặp và nghe người dân nói đến nhiều việc làm của cấp ủy, chính
quyền địa phương nơi đây thể hiện sự tôn trọng nhân dân. Ví dụ trong quá trình
xây dựng NTM, địa phương đề cao phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm
tra, dân giám sát”. Theo đó, nhiều công trình, từ đường giao thông, sân bóng,
xây dựng tuyến cột cờ… đều được công khai dự toán, nguồn huy động và sau đó quyết
toán. Địa phương cũng đã thành lập nhóm facebook “Xuân Lâm quê ta” nhằm huy động
đóng góp và công khai mức và địa chỉ đóng góp của từng tổ chức, cá nhân. Hay
quá trình chuyển đổi ruộng đất gắn với chỉnh trang đồng ruộng năm 2013, sau khi
nghiệm thu đưa ra phương án thu đã vấp sự phản ứng của người dân cũng được cấp ủy
chỉ đạo rà soát lại khối lượng thực hiện và chính người dân là thành viên của tổ
rà soát (mỗi xóm cử 2 người), trên cơ sở đó phương án thu đóng góp của người
dân về giao thông nội đồng từ 500 nghìn đồng/ sào giảm còn 262 nghìn đồng/sào.
Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Duy Thảo, tâm sự: So với yêu cầu của người dân thì chưa
thể thõa mãn được tất cả, song với quan điểm, việc gì trong khả năng cấp ủp, chính
quyền và cán bộ, công chức thì phải hết sức làm thật tốt vì lợi ích chung của
người dân, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển chung của địa phương.
Không riêng gì xã Xuân Lâm,
gần đây, ý thức tôn trọng nhân dân ở nhiều
cơ quan, đơn vị, địa phương có những bước chuyển thông qua các nội dung, việc
làm rất cụ thể. Đơn cử tại phường Hà Huy Tập (thành phố Vinh) đã triển khai xây
dựng mô hình “Một cửa vì dân”. Cụ thể, đối với cán bộ, công chức cơ quan UBND
phường luôn yêu cầu phải thực hiện tốt “5 biết”: biết nghe dân nói, biết nói
dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi và biết cảm ơn; gắn với thực hiện “5
xây”: trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu và “3 chống”:
quan liệu, tiêu cực, hình thức. Phường cũng tiến hành lấy phiếu khảo sát thăm
dò đánh giá, nhận xét của nhân dân đối với cách giải quyết công việc cũng như
phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua đó cán bộ,
công chức có ý thức trách nhiệm với công việc hơn, tinh thần phục vụ nhân dân tốt
hơn, không có hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà được người dân phản ánh.
Còn đối với huyện Đô Lương,
theo đồng chí Nguyễn Minh Hạnh – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, xây dựng ý thức
tôn trọng nhân dân được thể hiện tâp trung tăng cường tiếp dân, giải quyết đơn
thư khiếu kiện của người dân; gắn tăng cường đối thoại, trao đổi với nhân dân
trong giải quyết các bức xúc đặt ra. Huyện cũng chú trọng tuyên truyền, nhắc nhở
thường xuyên đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở cấp xã trong giải quyết công
việc của dân phải có thái độ ứng xử hòa nhã, không nóng nảy hoặc lấn lướt, áp đặt
mệnh lệnh hành chính, thiếu tôn trọng nhân dân.
Cũng theo Trưởng ban Tuyên
giáo Nguyễn Minh Hạnh, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ, nắm
bắt tình hình các ngành, địa phương cũng như phản ánh của nhân dân để kịp thời
xử lý. Quan điểm của Thường trực Huyện ủy, đối với những vấn đề “nóng”, nhạy cảm
xảy ra ở lĩnh vực, địa bàn nào thì trách nhiệm người đứng đầu nơi đó phải vào
cuộc, không né tránh hoặc không dám làm để người dân bức xúc, đơn thư khiếu kiện; ngược lại phải đầu tư công
sức, thời gian để giải quyết thận trong, từng bước, thay đổi cung cách làm việc,
khi cán bộ mời người dân đến làm việc mà
người dân không đến thì cán bộ phải xuống với dân để trao đổi, làm rõ để đi đến
một thống nhất chung.
Đồng chí Lê Thị Hoài Chung – Phó trưởng ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy, khẳng định: Qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của
Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”, từ nhận thức đến hành động
trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức trong hê thống chính trị và cán
bộ, đảng viên
có những chuyển biến rõ nét. Nhiều
cấp ủy, chính quyền đã trăn trở lựa chọn nội dung đột phá, sáng tạo, thiết thực; đổi mới tác phong, lề lối công tác,
gần dân, sát dân, sát
cơ sở; đề cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; tăng
cường đối thoại với nhân dân, kịp thời nắm bắt, giải quyết
những vướng mắc, vấn đề nổi cộm, bức xúc của nhân dân,
từ đó niềm tin và sự đồng thuận xã hội tăng lên. Tuy nhiên,
thực tiễn vẫn còn có lúc, có nơi, có những bức xúc của nhân dân cần phải giải
quyết kịp thời và triệt để, thấu đáo hơn nữa. Đâu đó vẫn còn tình trạng cán bộ,
công chức trong thực thi công vụ đang chủ quan, áp đặt, thiếu giải thích,
thuyết phục, thậm chí nhũng nhiễu, khiến người dân bất bình.
Để thực hiện tốt nội dung xây dựng ý thức tôn trọng nhân
dân theo chuyên đề năm 2019 “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân
chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,
theo Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Hoài Chung: Các cấp ủy đảng, chính quyền cần tăng cường tiếp xúc, đối thoại
với nhân dân với tinh thần thái độ cầu thị, cởi mở, lắng nghe; đồng thời thực hiện
tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng thụ”
trong triển khai các chủ trương, nhiệm vụ chính trị, thể hiện ý thức tôn trọng
nhân dân. Song song với đó, cấp ủy, chính quyền cần tập trug và cuộc chăm lo giải
quyết dứt điểm, thấu đáo, đúng pháp luật những tố cáo, khiếu kiện của dân; xử
lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm và công khai trước nhân dân; gắn với
thực hiện trách nhiệm nêu gương trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu
các cấp. Khi tạo ra được những bước chuyển trên sẽ tiếp tục củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, chính quyền, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm
vụ chính trị ở từng cấp, từng ngành, thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh.
Mai Hoa
|